Ở Việt Nam hiện nay, Saas đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ sở hữu những ưu điểm nổi bật cùng tính ứng dụng cao. Có thể không ít người đã và đang sử dụng phần mềm này nhưng lại chưa hiểu rõ về Saas và đặc điểm của phần mềm dạng dịch vụ ra sao.
Vậy nên để giúp mọi người hiểu rõ về Saas là gì thì Bachkhoa sẽ cung cấp mọi thứ về phần mềm dạng dịch vụ trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi bạn nhé!
Saas là gì?
Saas là viết tắt của Software as a service. Đây là phần mềm dạng dịch vụ được các nhà cung cấp mang đến cho người dùng sử dụng dựa trên công nghệ điện toán đám mây. Có thể hiểu Saas là mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng thông qua phần mềm.
Nếu vẫn chưa thể hiểu Software as a service là gì thì có thể hình dung theo một cách truyền thống. Muốn sử dụng một phần mềm hay một sản phẩm bất kỳ, người dùng sẽ phải tải nó về máy và cài đặt. Còn với Saas bạn có thể truy cập một ứng dụng thông qua trình duyệt internet.
Các ứng dụng của phần mềm dạng dịch vụ còn được gọi là phần mềm dựa trên web, phần mềm được lưu trữ hay phần mềm theo yêu cầu. Tất cả các ứng dụng này đều được chạy trên máy chủ của nhà cung cấp. Nhà cung cấp sẽ quản lý quyền truy cập vào ứng dụng.
Sự hình thành của Saas
Vào năm 1999, Salesforce đã cho ra mắt nền tảng quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Đây được xem như là giải pháp SaaS đầu tiên.
Khi mới ra mắt, nhiều người cho rằng mô hình Saas là chỉ phù hợp với các startup và doanh nghiệp nhỏ bởi nó quá khép kín, không ổn định và khá chậm. Nhưng chỉ trong vài năm sau đó, nhờ những cải tiến đối với internet đã giúp ích rất nhiều cho phần mềm này.
Cho đến nay, sự phát triển mạnh của Saas và những cải tiến liên tục đã giúp phần mềm dạng dịch vụ trở thành một lựa chọn hoàn hảo đối với mọi quy mô doanh nghiệp.
Và vị trí của của nền tảng Saas đang ngày càng được khẳng định bằng việc các ông lớn trong ngành công nghiệp phần mềm như Microsoft, Oracle, IBM,… đang dần hướng tới sử dụng Software as a service.
>>> Xem thêm: Top 7 Phần Mềm Quản Lý Giáo Dục Cho Trường Học
Hoạt động của Saas diễn ra như thế nào?
Mô hình Saas hoạt động dựa trên mô hình phân phối đám mây. Tức là nhà cung cấp phần mềm sẽ lưu trữ dữ liệu và ứng dụng liên quan bằng cách sử dụng máy chủ, tài nguyên mạng, cơ sở dữ liệu và máy tính của chính nhà cung cấp hoặc sử dụng ISV ký hợp đồng với nhà cung cấp điện toán đám mây. Vì thế, các ứng dụng Saas có thể truy cập được trên mọi thiết bị có kết nối với internet.
Ngoài ra, các công ty sử dụng ứng dụng Saas sẽ không được giao nhiệm vụ để bảo trì hay thiết lập phần mềm. Muốn có quyền truy cập vào phần mềm, người dùng phải trả phí đăng ký. Vì thế đây được xem là một giải pháp được tạo sẵn.
Trong mô hình Saas đơn vị cung cấp cho người dùng quyền truy cập dựa trên mạng lưới bản sao của ứng dụng mà họ đã tạo riêng cho phân phối Saas.
Và dĩ nhiên là mã nguồn của ứng dụng là giống nhau cho tất cả người dùng. Hơn nữa khi có các tính năng mới được phát hành chúng sẽ được triển khai trực tiếp đến tất cả người dùng.
Ưu điểm và nhược điểm của Saas
Ưu điểm
Tiết kiệm chi phí
Nếu không sử dụng Saas người dùng có thể sẽ phải trả một khoản tiền lớn cho việc mua phần mềm, thiết kế cùng như quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu, cài đặt.
Chưa kể mỗi năm người dùng sẽ phải bỏ a một khoản phí để chi trả cho việc bảo trì. Ngược lại, sử dụng Saas sẽ tốn ít chi phí hơn mà vẫn đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng.
Về cơ bản, Saas mang đến sự tiện lợi và đơn giản hóa cho người dùng. Sử dụng Software as a service thì việc chuyển đổi phương thức lưu trữ, dữ liệu sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và nhân lực cho quá trình hướng dẫn, đào tạo đồng thời tăng được hiệu quả hoạt động vận hành.
Độ tiện dụng của phần mềm dạng dịch vụ
Do được phát triển trên nền tảng internet nên chỉ cần thiết bị của người dùng có kết nối mạng thì dù ở đâu cũng có thể sử dụng Saas vào bất kỳ lúc nào.
Sở hữu tính năng nổi bật được cập nhật thường xuyên
Xét về tính năng Saas chưa bao giờ lép vế trước bất kỳ phần mềm nào, đôi khi còn hữu dụng và nổi bật hơn.
Bên cạnh đó, các nhà cung cấp lại thường xuyên sửa chữa, bảo trì và cập nhật để tối ưu những hiệu năng đã có và nâng cấp thêm các công cụ cũng như tính năng cao cấp hơn. Vì thế người dùng chắc chắn sẽ luôn được sử dụng tính năng mới nhất.
Khả năng tích hợp cao
Như đã chia sẻ thì giao thức tích hợp mở là một trong những đặc điểm cơ bản của mọi phần mềm ứng dụng Saas. Đây cũng chính là ưu điểm lớn của phần mềm dạng dịch vụ.
Hầu như tất cả phần mềm Saas đang phát triển đều được tối ưu API cho phép đồng bộ, tích hợp, trao đổi dữ liệu từ các thiết bị khác nhau và giữa các ứng dụng của nhiều nhà cung cấp.
Điều này mở ra cơ hội cho người dùng có thể tiếp cận và ứng dụng thêm các tính năng, công nghệ hiện đại vào công việc.
>>> Xem thêm: Top 5 Các API Quan Trọng Cần Thiết Cho Lập Trình Website
Hỗ trợ tối đa việc lưu trữ và sử dụng thông tin
Trong Saas, mọi thông tin và dữ liệu có thể lưu trữ trong một nguồn thống nhất dưới nhiều định dạng khác nhau và đặc biệt là không bị giới hạn dụng lượng. Đây là điểm khắc phục được hạn chế của rất nhiều phần mềm thông thường.
Nhược điểm
Quá phụ thuộc vào internet
Chính vì được thiết lập trên nền tảng internet nên việc sử dụng nền tảng Saas bị phụ thuộc quá nhiều vào đường truyền mạng. Thiết bị của người dùng bắt buộc phải có internet mới có thể truy cập vào kho dữ liệu.
Mọi hoạt động trên các phần mềm Saas đều sẽ bị ảnh hưởng nếu như người dùng đến những địa điểm không có mạng, gặp trục trặc về đường truyền.
Ngay cả việc đường truyền mạng của người dùng có tốc độ chậm hoặc đường truyền kém ổn định thì cũng có không ít trở ngại khi sử dụng.
Tính bảo mật dữ liệu, thông tin không cao
Máy chủ của Saas sẽ được đặt tại các nhà cung cấp. Mà toàn bộ dữ liệu đều được lưu trữ trên điện toán đám mây. Đây là một vị trí lưu trữ không đem lại cảm giác an toàn ddieuf này tạo ra nguy cơ về bảo mật dữ liệu.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề bảo mật đã và đang được chú trọng và cải thiện đáng kể. Nhất là khi các nhà cung cấp cam kết bảo mật chặt chẽ cho toàn bộ dữ liệu của người dùng.
Các phần mềm Software as a service phổ biến hiện nay
Có thể nói rằng, trong môi trường làm việc hiện đại như ngày nay thì Saas là ứng dụng công nghệ không thể thiếu. Nó giúp việc quản lý và đồng bộ trở nên đơn giản hơn cũng như thúc đẩy tốc độ xử lý thông tin.
Một số phần mềm Saas phổ biến nhất hiện nay phải kể đến các ứng dụng của Google như: Gmail, Calendar, Drive, Docs, Slides, Sheets….Bên cạnh đó cũng có không ít phần mềm dạng dịch vụ Saas nổi tiếng khác, có thể kể đến Misa, Microsoft, Amazon Web Services, Mailchimp, Dropbox, Salesforce, IBM, ServiceNow, Oracle Slack….
Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản về Saas là gì. Hy vọng qua bài viết đã giúp mọi người đã hiểu hơn về phần mềm dạng dịch vụ vô cùng hiệu quả cho doanh nghiệp này.
>>> Xem thêm: Top 10 Phần Mềm Quản Lý Trung Tâm Tốt Nhất Hiện Nay