Quản Trị Mạng

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN CAO ĐẲNG NGHỀ QUỐC TẾ

 

Nghề đào tạo: Cử nhân Cao đẳng nghề Quản trị mạng quốc tế

Đây là chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên các chương trình học theo chuẩn quốc tế để lấy các văn bằng được công nhận trên toàn cầu. Đồng thời chương trình còn tạo cơ hội cho sinh viên có được các bằng cấp theo hệ thống văn bằng quốc gia.

  1. Giới thiệu về chương trình:

Chương trình đào tạo Cử nhân cao đẳng nghề Quản trị mạng quốc tế là chương trình đào tạo được thiết kế đặc biệt với sự kết hợp giữa phần đào tạo cơ sở theo chương trình khung của Bộ giáo dục với phần chuyên ngành được chuyển giao đào tạo theo chương chuẩn của ngành Lập trình viên quốc tế và ngành Quản trị mạng và bảo mật quốc tế của Aptech Ấn Độ.

Nội dung đào tạo chuyên ngành được Aptech World Wide biên soạn theo các chuẩn của các hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Microsoft, Oracle Sun Java Cisco, RedHat, IBM, HP, SUN, Symantec,… và đồng thời là chương trình đào tạo đã được CompTIA, Microsoft biên soạn, cung cấp.

 

Chương trình cử nhân Cao đẳng nghề Quản trị mạng quốc tế trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, chuyên sâu về: Phần cứng vào bảo trì hệ thống, Hệ thống mạng, Quản trị máy chủ, Hệ điều hành mạng và Quản trị mạng chuyên nghiệp, Bảo mật và an ninh mạng cao cấp, Chuyên gia hệ thống mạng của Microsoft trong ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông. Đây là chương trình đào tạo quốc tế chuyên nghiệp hướng vào kỹ năng nghề nghiệp và khả năng làm việc của sinh viên khi ra trường, nhằm đào tạo cho sinh viên trở thành các chuyên gia chuyên nghiệp và có khả năng đảm nhiệm các vị trí khác nhau trong lĩnh vực Hệ thống máy tính, hệ thống máy chủ, mạng, dịch vụ mạng, máy chủ, bảo mật và an ninh.

 

Phương thức giảng dạy hiện đại AMEDA (Aptech Multi-modal Education Delivery Architecture): Là phương thức đào tạo đa kỹ năng tức các môn học luôn bao gồm 4 phần:

+ Phần lý thuyết: Trong phần đầu tiên, trọng tâm được đặt vào việc dạy các khái niệm cơ bản 1 cách kỹ lưỡng. Bởi vì đây là nền tảng vững chắc cho toàn khóa học;

+ Phần thực hành: Các khái niệm được học trong phần lý thuyết được cụ thể hóa trong các nội dung thực hành. Sinh viên được hướng dẫn để hiểu và sử dụng các công cụ phần mềm cụ thể trong công việc;

+ Phần tự học online: Sinh viên tự giải quyết các vấn đề đặt ra liên quan đến phần khái niệm và thực tập trước đó. Phần này giúp sinh viên đạt được sự thành thạo về các khái niệm được học trong phần đầu tiên và được áp dụng trong phần thực hành. Nó cũng giúp cho sinh viên những kinh nghiệm về Internet. Vào cuối phần này, các sinh viên có thể đánh giá khả năng cá nhân của mình dựa vào kỳ kiểm tra;

+ Phần học được định hướng: Thông tin được yêu cầu trong các phần trước được thảo luận với nhau có sự hướng dẫn của giảng viên. Vì phần này phát triển từng bước quan hệ với những người có kinh nghiệm và với giảng viên, sinh viên chắc chắn sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức. Khả năng trình bày và sự hiểu biết của sinh viên về môn học được kiểm tra khi được yêu cầu thuyết trình quan điểm của mình, trả lời các chất vấn và phản biện lại những ý kiến của sinh viên khác.

 

Ngoài ra còn được cung cấp các dịch vụ đào tạo giúp cho sinh viên toàn diện với kỹ năng chuyên môn khác cũng như các kỹ năng mềm phục vụ cho chuyên gia, như: Tiếng Anh cơ bản, Tiếng Anh giao tiếp và Tiếng Anh chuyên ngành CNTT; Kỹ năng sống, giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, phát triển cá nhân trong môi trường làm việc quốc tế, kỹ năng soạn tài liệu và trình bày,… Đặc biệt sinh viên được tham gia chương trình đào tạo hướng nghiệp khép kín từ khi bắt đầu học đến khi kết thúc khóa học, chương trình này giúp sinh viên theo học có ngay được việc làm và đáp ứng ngay nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

 

  1. Văn băng, yêu cầu đầu vào và hình thức tuyển sinh:

 

Văn bằng: Sinh viên được cấp 2 văn bằng

–          Văn bằng quốc tế của Tập đoàn Aptech (Ấn Độ), văn bằng Higher Diploma in Systems Management  (HDSM) – có giá trị trên 59 quốc gia trên thế giới.

–          Bằng cử nhân Cao đẳng nghề.

Yêu cầu đầu vào:

–          Thí sinh có Bằng tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).

–          Sinh viên đang học các trường CĐ, ĐH khác.

Hình thức tuyển sinh:

–          Tuyển thẳng: Thí sinh đạt điểm sàn do Bộ GD & ĐT, hoặc đang là sinh viên các trường Trung cấp, CĐ, ĐH khác.

–          Xét tuyển qua điểm học bạ THPT (hoặc tương đương).

 

  1. Công việc đảm nhiệm tốt sau khi tốt nghiệp: Cử nhân Cao đẳng nghề Quản trị mạng quốc tế

–          Chuyên gia quản trị hệ thống mạng với các quy mô lớn, có độ phức tạp khác nhau, đòi hỏi nhiều dịch vụ và độ an toàn cao;

–          Chuyên gia giải pháp và dịch vụ mạng, truyền thông;

–          Chuyên gia bảo mật giỏi, tư vấn và cung cấp giải pháp bảo mật và an ninh cho hệ thống mạng, máy chủ, data center, data server,…

–          Chuyên gia tư vấn giải pháp và triển khai mạng cho các doanh nghiệp;

–          Chuyên gia phần cứng máy tính, chuyên sâu về phần cứng và cài đặt hệ thống;

–          Kỹ sư giải pháp cho máy Desktop/Server;

–          Quản trị hệ thống mạng lớn;

–          Chuyên gia quản trị, cài đặt và bảo trì máy chủ, máy chạm,…;

–          Chuyên gia thông tin, truyền thông;

–          Chuyên gia kỹ thuật chuyển đổi hệ thống;

–          Quản trị các dịch vụ Web Server, quản trị máy chủ Web;

–          Các doanh nghiệp có thể làm việc khi tốt nghiệp: CNTT, Viễn thông, Ngân hàng, Chứng khoán, Bảo hiểm và nhiều doanh nghiệp có bộ phận CNTT khác.

–          Giảng viên CNTT.

 

  1. Giới thiệu nội dung chương trình đào tạo

Nội dung đào tạo thiết thực, học lý thuyết, cập nhật công nghệ mới gắn liền với công việc thực tiễn. Chương trình đào tạo được quản lý và thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của Aptech Ấn Độ và Quy chế đào tạo của hệ Cao đẳng nghề.

 

Nội dung chương trình đào tạo:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG – CỬ NHÂN CAO ĐẲNG NGHỀ QUẢN TRỊ MẠNG QUỐC TẾ
A.     MÔN BẮT BUỘC  
       
STT Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Ghi chú
  I Các môn học chung  
1 MH 01 Chính trị  
2 MH 02 Pháp  luật  
3 MJ 03 Giáo dục thể chất  
4 MH 04 Giáo dục quốc phòng  
5 MH 07 Tin học  
6 MH 05 Anh văn  
7 MH 07 Toán cao cấp  
  II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc  
8 MH 08 Anh văn chuyên ngành
English for ICT
 
9 MĐ 09 Tin học văn phòng  
10 MĐ 10 Internet  
11 MH 11 Toán ứng dụng  
12 MH 12 Kỹ thuật điện tử  
13 MH 13 Kiến trúc máy tính  
14 MH 14 Lập trình hướng đối tượng  
15 MH 15 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật  
16 MH 16 Kỹ năng mềm  
  III Chuyên ngành  
17 MH17 Anh văn chuyên ngành nâng cao  
18 MĐ 18 Lắp ráp và bảo trì máy tính (Phần 1)  
19 MH 19 Cài đặt hệ thống máy tính  
20 MH 20 Xử lý các sự cố về phần cứng  
21 MH 21 Máy tính căn bản (CompTIA A+Basic)  
22 MH 22 Lắp ráp và bảo trì máy tính  (Phần 2)  
23 MH 23 Kỹ thuật viên máy tính (CompTIA A+ Elective)  
  IV Chuyên ngành  
24 MH 24 Mạng máy tính cơ bản  
25 MH 25 Mô hình mạng OSI, TCP/IP  
26 MH 26 Hệ điều hành mạng  
27 MH 27 Quản trị hệ thống mạng và bảo mật  
28 MH 28 Khắc phục sự cố mạng  
29 MH 29 Thiết kế mạng truy cập từ xa  
30 MH 30 Quản trị và vận hành mạng (Network+)  
31 MH 31 Phần cứng máy chủ  
32 MH 32 Cài đặt và nâng cấp máy chủ  
33 MH 33 Giám sát và nâng cao hiệu suất  
34 MH 34 Khắc phục sự cố và phục hồi hệ thống  
35 MH 35 Quản trị vận hành máy chủ (Server+)  
  V Chuyên ngành  
36 MH 36 Cài đặt và quản trị hệ điều hành Windows XP, 7  
37 MH 37 Triển khai và quản trị hệ điều hành Windows 2003 / 2008 Server  
38 MH 38 Cài đặt vận hành và quản trị các dịch vụ mạng trên Windows 2003/2008 Server  
39 MH 39 Phân tích, quản lý, khắc phục lỗi các dịch vụ mạng trên Windows 2003/2008  
40 MH 40 Phân tích, triểu khai, quản lý dịch vụ thư mục trên Windows 2003/2008  
41 MH 41 Thiết kế cơ sở hạ tầng dịch vụ thư mục trên Windows 2003/2008  
42 MH 42 Thiết kế cơ sở hạ tầng an ninh mạng trên Windows 2003/2008 Server  
  VI Chuyên ngành  
43 MH 43 An ninh mạng căn bản  
44 MH 44 Mã hóa và bảo mật  
45 MH 45 An ninh mạng cục bộ  
46 MH 46 Bảo mật mạng truy cập từ xa  
47 MH 47 Tổ chức sao lưu phục hồi hệ thống mạng  
48 MH 48 Bảo mật mạng máy tính (Security+)  
       
B.     MÔN TỰ CHỌN (chọn 2 trong 3 môn)  
       
STT Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun tự chọn Ghi chú
49 MH 49 Quản trị hệ thống mạng Linux  
50 MH 50 Bảo mật hệ thống với ISA Server  
51 MH 51 Xây dựng hệ thống Exchange Mail Server  
       
C.     THỰC TẬP& ĐỒ ÁN  
       
STT Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun tự chọn Ghi chú
52 MH 52 Thực tập chuyên ngành cơ sở  
53 MH 53 Thực tập chuyên ngành 1  
54 MH 54 Thực tập chuyên ngành 2  
55 MH 55 Thực tập chuyên ngành 3  
56 MH 56 Đồ án tốt nghiệp  
       
Tổng thời lượng học bắt buộc: 3510 giờ  

 

  1. Ưu điểm và lợi thế vượt trội của chương trình:

–          Trở thành chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực nghề Công nghệ thông tin với thời gian đào tạo ngắn, bằng cấp uy tín nhất về đào tạo CNTT;

–          Được trải nghiệm thực sự với các bài thực hành thực tế và thực tập chuyên sâu;

–          Được đảm bảo việc làm;

–          Được học tập và hoạt động ngoại khóa trong môi trường quốc tế;

–          Được hưởng nhiều dịch vụ đào tạo bổ ích hướng tới sinh viên;

–          Được cấp 2 văn bằng;

–          Có cơ hội học tiếp cao hơn (Cử nhân đại học ngành CNTT) khi vừa đi làm vừa học.

 

  1. Giảng viên:

Đội ngũ giảng viên đều là các chuyên gia hàng đầu, lành nghề và đều có nhiều năm kinh nghiệm làm thực tế cũng như khả năng chuyên môn giảng dạy ngành CNTT.

Ngoài ra giảng viên đạt chứng nhận giảng viên toàn cầu của Aptech World Wide và có chứng chỉ quốc tế về CNTT như MCT, MCSE, A+, Network+, Server+, Security+, CEH, CCNA, CCNP, CCIE, CCAI, SCNP,…

 

  1. Điều kiện học tập:

–          Sinh viên được học thực hành trực tiếp trên các phòng chuyên dụng;

–          Phòng học thực hành cho sinh viên được trang bị các máy tính có cấu hình tốt. Mỗi sinh viên được thực hành trên một máy tính có nối mạng Internet tốc độ cao;

–          Đầy đủ các thiết bị về thực hành hiện đại;

–          Phòng học lý thuyết tiện nghi và thoáng mát;

–          Màn chiếu plasma (Projector), bảng và các thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy chuyên nghiệp.

 

  1. Quyền lợi của sinh viên:

–          Sau khi tốt nghiệp hệ CĐ nghề, sinh viên đủ tiêu chuẩn sẽ được học liên thông lên bậc đại học hệ Cử nhân công nghệ thông tin;

–          Sau khi tốt nghiệp được giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giới thiệu đi xuất khẩu lao động;

–          Sinh viên được tham gia bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế;

–          Sinh viên được sử dụng tài nguyên như Thư viện điện tử, Thư viện giáo trình và các phòng thí nghiệm;

–          Sinh viên có kết quả học tập khá, giỏi có thể được nhà trường xem xét cho phép học bằng 2 Cao đẳng nghề nếu có nguyện vọng.

 

  1. Thời gian và địa điểm đào tạo:

–          Thời gian học và đào tạo trong 3 năm;

–          Địa điểm đào tạo tại Tòa nhà A17, Đại Học Bách Khoa Hà Nội (Số 17, Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

 

  1. Các đợt tuyển sinh năm học 2011-2012

–          Đợt 1: Từ 01/06/2011 đến ngày 15/07/2011;

–          Đợt 2: Từ 20/07/2011 đến ngày 15/08/2011;

–          Đợt 3: Từ 19/08/2011 đến ngày 30/10/2011;

 

  1. Địa điểm đăng ký hồ sơ tuyển sinh và xét tuyển

Hệ thống đào tạo Công nghệ thông tin Quốc tế Bachkhoa-Npower

Địa chỉ: Tầng 1 nhà A17 Số 17 Tạ Quang Bửu – P.Bách Khoa – Q.Hai Bà Trưng – Hà Nội

Điện thoại: 04. 3623 0571 – 04. 3623 0594  – Email: [email protected]

Hotline: 094 867 49 12 / 093 448 57 63