Học lập trình phần mềm là học gì? Học lập trình phần mềm xong làm gì? Cơ hội việc làm ra sao? Đây là băn khoăn của nhiều bạn học sinh đang chuẩn bị đăng ký ngành học. Nếu bạn cũng đang quan tâm tới ngành lập trình, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Bách Khoa NPower để đưa ra quyết định ngành học đúng đắn nhất.

Lập trình phần mềm là gì?

Lập trình phần mềm là công việc người lập trình viên sử dụng các ngôn ngữ lập trình và công cụ hỗ trợ để viết ra những đoạn code theo một trình tự nào đó. Sản phẩm tạo ra là các phần mềm chạy trên các thiết bị di động, máy tính,… đáp ứng nhu cầu sử dụng nào đó của con người (vui chơi giải trí, học tập,…).

Lập trình phần mềm không chỉ có viết code. Quá trình tạo nên phần mềm hoàn chỉnh còn bao gồm các bước trước và sau khi lập trình. Khâu trước lập trình bao gồm các công việc như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế. Sau lập trình sẽ có thêm bước kiểm thử và chỉnh sửa hậu kỳ để phần mềm đảm bảo hoạt động tốt nhất.

Học lập trình phần mềm là học những gì?

Có thể có tạo ra một phần mềm thì lập trình viên phải trang bị rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Vậy học lập trình phần mềm là học những gì?

Kiến thức & kỹ năng chuyên môn

Bạn sẽ học:

Các ngôn ngữ lập trình

Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình mà bạn có thể theo học như: C, C++, C#, Python, Java, JavaScript, Ruby,… Nếu bạn học ở trường học thì sẽ có một chương trình đào tạo cụ thể rồi. Nhưng nếu bạn học ở trung tâm hoặc muốn tự học thêm, hãy tìm hiểu chi tiết các ngôn ngữ và lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp.

Ví dụ: Gần đây mảng phần mềm di động khá hot. Nếu bạn theo học lập trình phần mềm di động, bạn có thể chọn học Java (nếu theo Android) hoặc Objective – C, Swift (nếu theo iOS).

Nếu bạn theo mảng web thì bạn có thể lựa chọn thoải mái các loại ngôn ngữ như: PHP, Java, Ruby, Python,… Kèm theo đó bạn cần học cả HTML, CSS, JavaScript,… Với mảng web bạn có 3 hướng lựa chọn bao gồm: backend, frontend hay fullstack.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo mảng desktop app và embedded (lập trình nhúng – chương trình chạy trên thiết bị điện tử).

Cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ

Để xây dựng lên một phần mềm bạn cần tới sự hỗ trợ của các phần mềm. Điển hình hiện nay có thể kể đến một số phần mềm thông dụng như: Visual Studio, Android Studio, XCode, Eclipse, Codeblock, DevC,…

Ví dụ: Bạn viết phần mềm di động thì có thể sử dụng tới công nghệ Multi-platform. Công nghệ này hỗ trợ viết code một lần dùng cho cả iOS và Android. Ngoài ra còn có React Native hay Flutter cũng đang khá phổ biến.

Cách viết code

Viết code cũng cần có kỹ năng. Khi học lập trình phần mềm bạn sẽ học kỹ năng tư duy, hiểu vấn đề. Bạn cũng cần biết cách giải quyết chúng bằng các ngôn ngữ lập trình và thể hiện chúng dưới dạng code. Tùy từng vấn đề mà bạn có thể phải bổ sung thêm nhiều kiến thức khác như hệ điều hành, dữ liệu, mạng máy tính,…

Khi bắt tay vào thực hiện các dự án lập trình phần mềm, ngoài các kiến thức kỹ thuật thì lập trình viên cần hiểu về công việc đang làm.

Ví dụ: Nếu thiết kế một phần mềm quản lý trường học, lập trình viên phải hiểu được trường đó hoạt động ra sao, các công việc cần quản lý, vị trí & chức năng từng bộ phận,… Từ đó mới có thể tạo nên một sản phẩm phần mềm chất lượng. Và quá trình thu thập thông tin, nghiên cứu, thiết kế đóng vai trò quan trọng tạo tiền đề nội dung để các lập trình viên thể hiện chúng dưới dạng code.

Kỹ năng mềm

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, người học còn phải bổ sung các kỹ năng mềm:

  • Tiếng Anh: Không biết tiếng Anh thì bạn khó mà làm lập trình viên giỏi được. Tất nhiên bạn không cần phải có tiếng Anh cao siêu, chỉ cần đủ để đọc hiểu tài liệu, viết tên hàm, gặp lỗi có thể stackoverflow và tìm cách fix được.
  • Teamwork: Khả năng làm việc nhóm là điều cực kỳ cần thiết. Bởi khi thực hiện lập trình phần mềm sẽ có rất nhiều công việc. Mỗi người sẽ đảm nhiệm một vị trí và công việc nhất định trong đó. Để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh đòi hỏi coder và các thành viên khác như tester, designer,… phải thực sự gắn kết và làm việc ăn ý với nhau.
  • Kỹ năng tự học: Thế giới công nghệ luôn biến đổi từng ngày từng giờ. Để bắt kịp xu thế thời đại, bạn phải không ngừng học hỏi những kiến thức mới nhằm giúp tạo ra các phần mềm phù hợp với thời đại.

Ngoài kiến thức & kỹ năng chuyên môn, để trụ được trong ngành lập trình, sức khỏe là điều cực kỳ quan trọng. Bởi code là code ngày code đêm. Muốn theo được nghề bạn hãy hình thành thói quen sống tốt, tạo sức khỏe dẻo dai, biết cách giải trí để xả stress. Vậy bạn mới có thể theo đuổi được đam mê.

Học lập trình phần mềm xong làm gì?

Người học lập trình phần mềm được gọi là lập trình viên. Sau khi học lập trình phần mềm xong, chắc chắn ra ngoài bạn sẽ bắt đầu công việc lập trình ra các tiện ích, phần mềm phục vụ mục đích sử dụng con người.

Tuy nhiên, mỗi một lập trình viên sẽ làm ở một vị trí công việc và có những mảng trách nhiệm riêng. Cho dù ở chuyên ngành nào, người làm lập trình sẽ có 4 giai đoạn cơ bản:

  • Xây dựng thiết kế các application;
  • Kiểm tra, sửa chữa, cập nhật tính năng;
  • Thiết lập tính năng xử lý và giải quyết vấn đề;
  • Phát triển công nghệ hiện đại, tiên tiến.

Một số công việc lập trình phần mềm có thể theo đuổi như: Software Engineer, FrontEnd/backend/fullstack Developer, Mobile Developer, UI/UX Designer, Database Developer, Devops, Product Manager,…

Mỗi vị trí đòi hỏi các kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau. Bạn nên nghiên cứu kỹ các công việc, đặt ra mục tiêu cụ thể để đạt được vị trí đó.

Cơ hội việc làm cho lập trình phần mềm hiện nay

Trong bối cảnh thời đại 4.0, công nghệ phát triển như vũ bão thì việc theo đuổi ngành lập trình viên đem tới cho bạn vô vàn cơ hội đề nghiệp. Đây cũng là một ngành nghề đang thuộc top đầu các ngành hot đem tới thu nhập cao nhất hiện nay.

Ngành lập trình phần mềm theo công ty phần mềm Mona cho rằng có rất nhiều điểm sáng giá như:

Công việc tốt lương cao

IT (hay lập trình viên) đang là ngành hot tại các quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Theo công ty lập trình Mona Media Tình trạng thiếu hụt nhân lực chuyên môn giỏi đang xuất hiện. Hầu hết các doanh nghiệp đều cần tới vị trí lập trình viên hoặc cần sản phẩm liên quan tới công việc của lập trình viên.

Bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm ở các doanh nghiệp chuyên lĩnh vực nào đó, công ty chuyên dịch vụ lập trình phần mềm. Thậm chí, bạn có thể làm freelancer nếu bạn có khả năng tự nhận dự án để làm.

Mức lương lập trình viên hiện nay dao động từ 8 – 20tr+++ (tùy vào trình độ & kinh nghiệm)

“Cánh cửa” phát triển mở rộng

Khởi đầu bạn có thể là một lập trình viên đi làm thuê ăn lương. Nhưng khi bạn vững kỹ năng, có vị trí nhất định trong nghề, bạn có thể tách ra làm riêng hoặc lên chức quản lý của công ty nào đó.

Cơ hội phát triển đối với các lập trình viên giỏi luôn rộng mở. Mọi quốc gia đều đang cần lập trình viên. Bạn có thể gặp gỡ nhiều cơ hội làm việc nước ngoài nếu bạn thực sự giỏi và biết nắm bắt.

Ngành lập trình phần mềm rất nhiều cơ hội việc làm. Mọi lĩnh vực ngành nghề, mọi doanh nghiệp và quốc gia đều cần tới người trong lĩnh vực này. Vấn đề là bạn phải chuẩn bị cho mình một “bụng” kiến thức, kỹ năng chuyên môn và khả năng ứng biến công việc hoàn hảo.

Học lập trình phần mềm tại Việt Nam đang là một hướng đi đầy tiềm năng. Và nếu bạn yêu thích công nghệ, hứng thú với việc tạo nên các phần mềm, đừng ngại ngần mà theo đuổi đam mê ngay nhé. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các tiêu chuẩn về lập trình phần mềm được chia sẻ từ Groove Technology tại: https://groovetechnology.com/blog/software-quality-assurance/