Những người công tác trong lĩnh vực an toàn lao động đều biết đến tiêu chuẩn ISO 45001. Đây là một tiêu chuẩn giúp cải thiện hiệu quả lao động, giảm thiểu các rủi ro làm việc. Vậy tiêu chuẩn ISO 45001 là gì và có cấu trúc cụ thể thế nào? Bài viết hôm nay Bachkhoa-npower sẽ giới thiệu tới bạn những nội dung quan trọng của tiêu chuẩn này nhé.
ISO 45001 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 45001 được phát triển bởi Ủy ban tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO. Đây là tiêu chuẩn nhằm tạo ra một hệ thống quản lý an toàn đối với sức khỏe người lao động. Tiêu chuẩn ISO 45001 là bản sửa đổi mới nhất hiện nay. Những nội dung trong ISO 45001 2018 đều tuân theo cách quản lý của tiêu chuẩn ISO 9001 hay ISO 14001.
Theo thống kê, trên thế giới có hơn 76000 người chết đi vì tai nạn lao động mỗi ngày. Đó là lý do ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào doanh nghiệp của mình. Mục đích tiêu chuẩn ISO 45001 hướng tới cụ thể như sau:
- Đảm bảo tổ chức có các chính sách an toàn với sức khỏe nghề nghiệp
- Thiết lập hệ thống quản lý các vấn đề liên quan đến an toàn nghề nghiệp và sức khỏe người lao động (OHS)
- Xây dựng quy trình làm việc nhằm xem xét bối cảnh và phát hiện các rủi ro
- Ngăn ngừa các vấn đề rủi ro trong công việc nhằm hạn chế tổn hại sức khỏe người lao động
- Xây dựng những biện pháp để kiểm soát mối nguy hại trong an toàn lao động
- Thực hiện và liên tục cải tiến hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp
- Tuyên truyền để doanh nghiệp và nhân viên nào cũng nhận thức được mối nguy hiểm từ các rủi ro trong an toàn lao động.
Đối tượng áp dụng ISO 45001 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 45001 áp dụng với tất cả các doanh nghiệp. Chỉ cần là doanh nghiệp đang hoạt động muốn hạn chế rủi ro phát sinh trong lao động đều có thể áp dụng ISO 45001 vào quy chế quản lý.
Là một tiêu chuẩn giúp nâng cao chất lượng môi trường làm việc nên ISO 45001 không phân biệt quy mô hay loại hình của doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp có 5 người hay 100 người thì đều có thể áp dụng.
Đối với những doanh nghiệp càng lớn thì áp dụng ISO 45001 càng cần thiết. Bởi doanh nghiệp sẽ có rất nhiều nhân viên, số lượng và tính chất công việc cũng rất lớn. Rủi ro về an toàn nghề nghiệp và sức khỏe người lao động càng cao.
Theo công ty TNHH GMP Groups, Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp áp dụng ISO 45001. Mặc dù không có quy định bắt buộc nhưng có một số lĩnh vực nhất định phải sử dụng tiêu chuẩn ISO 45001. Tiêu biểu như trong lĩnh vực y tế, ISO 45001 là tiêu chí quan trọng trong hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế.
Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018
Việc áp dụng và sở hữu chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001:2018 đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế. Đây cũng là bàn đạp giúp doanh nghiệp phát triển và giữ vững vị trí trong nước, vươn ra quốc tế. Nhờ áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 mà hiệu quả sử dụng nhân lực của doanh nghiệp cao hơn. Sức khỏe người lao động sẽ được đảm bảo.
Doanh nghiệp thực hiện tốt quy mô quản lý, đề phòng rủi ro trong an toàn lao động. Từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các chi phí về phúc lợi nhân viên. Đây cũng là một điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm cho nhân viên doanh nghiệp. Trong trường hợp cần bồi thường tổn thật cũng sẽ được ưu tiên hơn.
Ngoài ra, tiêu chuẩn ISO 45001:2018 còn giúp nâng cao uy tín và gia tăng hình ảnh thương hiệu. Các chính sách phúc lợi đối với nhân viên là lợi thế để công ty thu hút nguồn nhân lực. Tiêu chuẩn này là một cơ hội quảng bá doanh nghiệp rất tốt.
Nội dung và cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 45001:2018
Nội dung của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vẫn tuân theo nguyên lý cải tiến liên tục như tiêu chuẩn ISO 9001 hay ISO 14001. Cấu trúc của tiêu chuẩn có các đề mục rõ ràng, doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng trong thực tế.
Điều 1 – Phạm vi
Trong nội dung của chuẩn ISO 45001:2018, phạm vi không chỉ dừng ở việc thúc đẩy, hỗ trợ thực hành chuẩn an toàn sức khỏe nghề nghiệp. ISO 45001:2018 còn đưa ra những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro trong lao động. Mục đích hướng đến vẫn là thiết lập một hệ thống quản lý vấn đề an toàn lao động.
Điều 2 – Tài liệu viện dẫn
Bản sửa đổi mới nhất của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 không có tài liệu viện dẫn. Tuy nhiên nội dung này vẫn được đưa vào cấu trúc để đảm bảo thứ tự trong hệ thống quản lý mà Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đã đặt ra.
Điều 3 – Thuật ngữ và định nghĩa
Nội dung thuật ngữ và định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO 45001:2018 sắp xếp theo tầm quan trọng. Thay vì sắp xếp theo bảng chữ cái, cách sắp xếp này giúp doanh nghiệp định hình rõ hơn về nội dung tiêu chuẩn. Trong ISO 45001:2018 cũng có một số thuật ngữ và định nghĩa được sửa đổi theo cách gọi của OHSAS 18001.
Điều 4 – Bối cảnh tổ chức
Việc đặt các vấn đề an toàn về sức khỏe nghề nghiệp bên cạnh chức năng kinh doanh là cốt lõi của tổ chức. Nội dung về bối cảnh tổ chức khẳng định doanh nghiệp phải xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của hệ thống quản lý.
Đồng thời xác định cả nhu cầu của đối tác, khách hàng đối với chính sách quản lý áp dụng ISO 45001:2018 của công ty. Quan trọng nhất là tất cả các vấn đề trên đều phải xây dựng thành văn bản. Như vậy quá trình hoạt động mới được thống nhất và giảm thiểu sai sót.
Điều 5 – Khả năng lãnh đạo và sự tham gia của người lao động
Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 yêu cầu hệ thống quản lý sức khỏe an toàn phải có sự đồng ý của toàn bộ nhân viên và lãnh đạo tổ chức. Khi đó, việc thực hiện tiêu chuẩn không đơn thuần là một nhóm người nữa. Hiệu quả đạt được khi cả công ty đồng lòng cũng sẽ cao hơn.
Điều 6 – Hoạch định
Lập kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tránh được rất nhiều rủi ro về thương tích, bệnh tất cho người lao động. Tất nhiên tất cả mục tiêu và kế hoạch này đều cần có văn bản chứng mình.
Điều 7 – Hỗ trợ
Điều 7 của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 chỉ rõ các yếu tố hỗ trợ cho doanh nghiệp như nhận thức, năng lực và thông minh. Doanh nghiệp cần thiết lập mục tiêu phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình.
Điều 8 – Vận hành
Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 đối với nội dung vận hành khá đơn giản. Đó là kiểm soát mọi hoạt động để luôn có thể hành động ứng phó khẩn cấp. Bên cạnh việc quản lý quy trình làm việc, công ty cũng cần quản lý rủi ro bằng cách đặt lịch hẹn bảo trì với công ty cung cấp thiết bị phòng sạch. Nhất là đối với những doanh nghiệp làm trong lĩnh vực nhà thầu thi công xây dựng.
Điều 9 – Đánh giá kết quả
Tuân thủ luật pháp là một nội dung quan trọng của tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Hệ thống quản lý phải luôn có đánh giá kết quả nội bộ để xem xét hiệu quả quản lý và quy trình quản lý. Từ đó rút kinh nghiệm để việc đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động hoàn thiện hơn.
Điều 10 – Cải tiến
Hệ thống quản lý áp dụng ISO 45001:2018 cần liên tục cải tiến quy trình. Không chỉ thay đổi các hoạt động chưa hiệu quả mà còn phải cân nhắc cải tiến sao cho phù hợp với thực tế. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 cũng đang được nghiên cứu để cải tiến mỗi ngày.
Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn ISO 45001 mà GMP đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết bạn đã trả lời được câu hỏi tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là gì. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 cho doanh nghiệp không chỉ cần đảm bảo quy trình hoạt động. Điều quan trọng làm nên kết quả chính là sự nỗ lực của toàn bộ công ty.