Thiếu máu cơ tim là một loại bệnh lý tim mạch nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh được hình thành trong thời gian dài và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những biểu hiện của bệnh tương đối dễ nhận thấy. Bài viết này Bách Khoa N-Power sẽ mang đến cho bạn thông tin chi tiết về dấu hiệu nhận biết của thiếu máu cơ tim. Từ đó, đưa ra cách phòng và điều trị bệnh an toàn, hiệu quả.

Bệnh thiếu máu cơ tim là gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim là gì?

Thiếu máu cơ tim là một loại bệnh lý xảy ra khi lượng máu đi đến tim giảm khiến cơ tim không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. 

Lượng máu đến tim không đủ do các nguyên nhân như động mạch vành bị co thắt hoặc tắc hẹp, nứt vỡ. Từ đó các cục máu đông được hình thành làm gián đoạn dòng máu lưu thông qua động mạch vành.

Trước đây, bệnh thiếu máu cơ tim thường xảy ra ở những người trung niên và cao tuổi. Độ tuổi bắt đầu hình thành bệnh phổ biến nhất là 45 tuổi trở lên. Tuy nhiên, những năm gần đây lại có cả những người trẻ dưới 40 cũng mắc loại bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết của thiếu máu cơ tim

Dấu hiệu nhận biết của thiếu máu cơ tim

Dấu hiệu nhận biết của thiếu máu cơ tim thường gặp

Triệu chứng điển hình và bắt gặp phổ biến nhất của người mắc bệnh là đau thắt ngực, đặc biệt là ngực trái – vị trí của tim. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người mắc bệnh lại không xuất hiện triệu chứng đặc biệt. Tình trạng này còn được biết đến với tên gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng.

Ngoài dấu hiệu đau thắt ngực ở trên, phụ nữ, người cao tuổi, người có đang mắc bệnh tiểu đường còn có những dấu hiệu khác như:

  • Nhịp tim nhanh
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Đau cổ, mỏi hàm
  • Đau vai hoặc cánh tay
  • Ra nhiều mồ hôi
  • Mệt mỏi
  • Khó thở khi vận động thể chất

Dấu hiệu nhận biết của thiếu máu cơ tim khi bệnh chuyển nghiêm trọng

Khi bệnh qua giai đoạn nhẹ sẽ chuyển tới giai đoạn nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng con người. Những dấu hiệu nhận biết của thiếu máu cơ tim khi bệnh chuyển sang trạng thái nghiêm trọng:

  • Ngực đau dữ dội, đau thành từng cơn và dai dẳng trong thời gian dài
  • Thở nhanh và gấp
  • Da sần sùi
  • Nôn ói
  • Đau vai và cánh tay

Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim

Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim

Bệnh thiếu máu cơ tim xảy ra khi lượng máu di chuyển qua động mạch vành suy giảm. Bệnh thường phát triển chậm theo thời gian bởi những nguyên nhân sau:

  • Do xơ vữa động mạch: Màng xơ vữa ở động mạnh được tạo thành từ cholesterol. Lượng chất này tích tụ trên thành mạch gây chèn ép, cản trở sự lưu thông của máu. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thiếu máu cơ tim.
  • Do cục máu đông: Mảng xơ vữa tích tụ ở trên thành động mạch có thể bị vỡ và tạo nên những cục máu đông. Các cục máu này theo dòng chảy của máu di chuyển trong cơ thể. Đến những vị trí mạch nhỏ, cục máu bị tắc nghẽn và chặn đường chảy của máu qua mạch.
  • Do hoạt động co thắt động mạch vành: Các cơ của động mạch vành khi co thắt sẽ làm giảm lượng máu và ngăn chặn dòng chảy tạm thời của máu vận chuyển oxy đến tim. Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bệnh.

Những nguyên nhân khởi phát cơn đau thắt ngực thường thấy:

  • Do hoạt động quá sức
  • Do căng thẳng trong thời gian dài
  • Nhiệt độ môi trường và cơ thể quá lạnh
  • Do sử dụng các chất kích thích, gây nghiện như nicotin, cocain…

Biến chứng của bệnh thiếu máu cơ tim

Biến chứng nặng và nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong cao đó là nhồi máu cơ tim. Sự tắc nghẽn đột ngột của động mạch vành do các cục máu đông kéo dài càng lâu thì tình trạng sức khỏe người bệnh càng nguy hiểm. 

Do đó, khi có những tình huống xấu xảy ra cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện tuyến trung ương sớm nhất. Trong trường hợp, nếu xe cứu thương bạn gọi không chở bệnh nhân ngoài khu vực tỉnh bạn đang sống, bạn có thể truy cập vào website capcuuvang.com để thuê xe cứu thương liên tỉnh.

Bên cạnh nhồi máu cơ tim, bệnh còn có thể gây nên những biến chứng như sau:

  • Suy tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Đau thắt ngực mạn tính
  • Hoạt động thể lực kém

Điều trị bệnh thiếu máu cơ tim

Xây dựng lối sống lành mạnh

Xây dựng lối sống lành mạnh là phương pháp chữa bệnh hiệu quả trong mọi giai đoạn của bệnh. Việc thay đổi lối sống là bỏ những thói quen xấu như sử dụng nhiều chất kích thích; ăn uống thất thường, không đúng bữa, ăn nhiều thức ăn nhanh chứa dầu mỡ, uống nhiều nước có cồn; thức quá khuya…

Bên cạnh bỏ thói quen xấu, người bệnh nên bổ sung vitamin, khoáng chất và dưỡng chất từ tự nhiên. Người mắc bệnh nên ăn nhiều hoa quả, chất xơ và dưỡng chất theo tư vấn của bác sĩ. Mỗi ngày nên vận động nhẹ nhàng, để tinh thần thư thái, bớt suy nghĩ căng thẳng.

Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Bệnh thiếu máu cơ tim là một loại bệnh nguy hiểm, khi đã sang giai đoạn nghiêm trọng thì biến chứng vô cùng nhanh. Do vậy, khi nghi ngờ cơ thể mắc bệnh, người bệnh nên đến thăm khám ngay tại các bệnh viện uy tín. Thông qua các chẩn đoán, chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm… bác sĩ sẽ kết luận về bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Người bệnh không nên tự ý mua thuốc ngoài theo mách bảo của những người xung quanh mà nên mua theo đơn thuốc của bác sĩ. Với bất kỳ loại thuốc bổ trợ được mọi người “khuyên dùng”, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ có chuyên môn. Sử dụng thuốc bừa bãi, lạm dụng thuốc có thể sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh nên dùng đúng theo hướng dẫn chỉ định. Các trường hợp như tăng liều lượng, giảm loại thuốc hay ngưng thuốc đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.

Phẫu thuật

Đối với những người bước vào giai đoạn nghiêm trọng của bệnh, sử dụng thuốc có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn. Các cơn đau khó chịu vẫn thường xuyên xảy ra, làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp bệnh bằng phương pháp phẫu thuật. Một số can thiệp bằng phẫu thuật được sử dụng là:

  • Phẫu thuật bắc cầu cho động mạch vành
  • Nong và đặt stent
  • Điều trị cơ học hiện đại

Phòng bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả

Phòng bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả nhất đó là xây dựng lối sống lành mạnh ngay từ thời điểm hiện tại. Đặc biệt là đối với các bạn trẻ thường coi trọng sự nghiệp, bỏ quên mất sức khỏe thì nên sớm nhận biết được những nguy hiểm khi sống với thời gian sinh hoạt không khoa học.

Để có lối sống tốt cho cơ thể, mỗi người nên thực hiện những điều sau:

  • Không hút thuốc lá, tránh xa khu vực có khói thuốc
  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp với cơ thể
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và tập vừa sức
  • Ăn nhiều hoa quả, rau xanh. Hạn chế các loại mỡ động vật, nội tạng, đồ ăn nhanh đóng gói
  • Kiểm soát huyết áp, đường trong máu.

Bên cạnh chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, mỗi người cần đi khám sức khỏe toàn diện định kỳ. Thông thường, 1 năm, mỗi người nên đi khám 2 lần để sớm phát hiện những điểm bất thường trên cơ thể.

Ngoài ra, trong trường hợp người thân bạn là ông bà, bố mẹ có dấu hiệu của bệnh thiếu máu cơ tim, nhưng vì công việc bận rộn nên bạn không có nhiều thời gian để chăm sóc, theo dõi thì bạn có thể sử dụng đến dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo yêu cầu của Viện dưỡng lão cao cấp để ông bà có thể được quan tâm sức khỏe tốt nhất.

Nội dung chính của bài viết đã mang đến cho bạn đọc những dấu hiệu nhận biết của thiếu máu cơ tim, nguyên nhân, biến chứng, cách phòng và điều trị bệnh. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn có thể giúp bản thân và những người xung quanh hiểu hơn về bệnh này và có những phương pháp phòng, trị bệnh hiệu quả.