Chỉ sinh học được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh vực y tế và thẩm mỹ. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn và không biết cách phân biệt. Chỉ sinh học là gì, gồm các loại nào và có gì khác biệt? Nếu bạn cũng đang băn khoăn, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp và đem tới cho bạn cái nhìn chi tiết và cụ thể về loại chỉ này.

Chỉ sinh học là gì?

Chỉ sinh học là một loại chỉ tự tiêu mới được phát minh trong vài năm trở lại đây, được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y học. Chỉ được sử dụng để hàn gắn những vết thương hở với nhau. Sau khi gắn kết được vết thương, các thành phần sinh học cấu tạo nên chỉ (thường là protein động vật hay polymer tổng hợp) tác động khiến men sinh lý trong cơ thể tổng hợp, giúp phá vỡ và hấp thụ chúng vào cơ thể.

Chỉ sinh học là gì

Đặc điểm ưu việt nhất đó là khả năng tự phân giải một cách tự nhiên trong một khoảng thời gian nhất định sau khi vết thương đã ổn định. Làm được điều này cũng như vào các enzyme trong tổ chức mô cơ thể hỗ trợ.

Phân loại & công dụng của chỉ sinh học

Chỉ sinh học được chia làm 2 nhóm chính là chỉ trong y tế và chỉ dùng trong thẩm mỹ.

Chỉ dùng trong y tế

Giới y học nghiên cứu và phát triển để phục vụ việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân bao gồm 5 loại sau:

Simple Catgut

Chỉ Simple Catgut có cấu tạo tự nhiên từ các chất collagen trong huyết thanh và đường ruột của động vật. Bởi vậy, chỉ có thời gian tự tiêu nhanh chỉ sau 10 ngày. Loại chỉ này được sử dụng phổ biến trong phẫu thuật phụ khoa. 

Tuy nhiên, loại chỉ sinh học Simple Catgut chống chỉ định với bệnh nhân phẫu thuật thần kinh và tim mạch. Loại chỉ này được sản xuất bởi nhiều đơn vị uy tín nhưng cụ thể đó là CPT Sutures với công nghệ từ đức đạt chuẩn US-FDA.

Polydioxanone

Polydioxanone là một loại chỉ đơn sợi, được cấu tạo từ các vật liệu tổng hợp. Bởi vậy, chỉ có độ dai cao, thời gian tự tiêu lâu hơn so với các loại chỉ sinh học khác. Chỉ được sử dụng để khâu các vết thương, bao gồm cả các vết khâu do phẫu thuật tim mạch cho các bệnh nhi.

Polydioxanone

Polyglycolic acid

Polyglycolic acid (PGA Sutures) là loại chỉ tổng hợp tự tiêu, có thời gian tự tiêu khá lâu, khoảng 60 – 90 ngày. Chỉ được sử dụng trong các phẫu thuật khâu vết thương có tính chất lâu lành.

Polyglicolic Acid

Polyglecaprone

Poliglecaprone có thành phần cấu tạo từ caprolactone và glycolic acid, có tác dụng dùng để khâu các mô mềm. Thời gian hồi phục nhanh chóng. Bởi vậy, chỉ được sử dụng vào xử lý vết thương y tế nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng tốt, giảm đau đớn khi người bệnh sử dụng.

polyglecaprone

Polyglactin

Chỉ sinh học Polyglactin Acid (hay còn gọi, còn được sánh với chỉ vicryl) là chỉ khâu tổng hợp, được dùng để hàn gắn vết thương ở vùng mặt và tay nhằm hạn chế kích ứng mô. Loại chỉ này được xem là giữ miệng vết thương tốt, an toàn khi sử dụng.

Các loại chỉ sinh học dùng trong lĩnh vực thẩm mỹ

Được ứng dụng nhiều trong thẩm mỹ, làm đẹp, đặc biệt là lĩnh vực căng da nâng cơ mặt. Một số loại chỉ phổ biến như:

Chỉ collagen

Chỉ căng da mặt collagen được sử dụng phổ biến nhằm làm trẻ hóa da, mờ nếp nhăn, chống lão hóa cực kỳ hiệu quả. Chỉ được chiết xuất từ các collagen nhân tạo, tương thích với tế bào trên da, tạo nên mạng lưới vững chắc kích thích tăng cường sản sinh collagen và elastin nội sinh, giúp da đàn hồi, phục hồi tổn thương trên da, đem lại xuân sắc rạng ngời cho da.

Chỉ có thời gian tự tiêu lâu hơn các loại chỉ sinh học dùng trong y tế, khoảng 3 – 5 năm tùy vào tình trạng hồi phục của vết thương và chăm sóc của người bệnh.

Chỉ PDO

Chỉ PDO là chỉ tự tiêu có cấu tạo sợi, độ an toàn cao, được sử dụng phổ biến cả trong y khoa (phẫu thuật, tim mạch, nối mạch máu,…) và thẩm mỹ nhằm làm trẻ hóa da toàn diện. Nhờ những sợi chỉ  có thành phần lactic acid PLLA có hoạt chất sinh học tự nhiên. Chỉ có khả năng tương thích cao với cơ thể và tự tiêu nhanh chóng.

Chỉ PDO

Việc sử dụng chỉ sinh học PDO giúp kích thích sản sinh collagen gấp 7 lần giúp da căng mịn, đàn hồi, đem lại sự thon gọn và tươi trẻ cho da.

Chỉ Misko

Chỉ sinh học Misko được sử dụng phổ biến trong phẫu thuật thẩm mỹ vùng mũi. Chỉ có cấu tạo siêu nhỏ với sợi chỉ sinh học, có các ngách lồi hình chữ V. Bởi vậy, chúng có khả năng bám chặt và kéo căng các góc mũi, giúp dáng mũi cao và thon gọn hơn.

Sử dụng chỉ Misko trong phẫu thuật nâng mũi không gây tốn thời gian nghỉ ngơi, có độ an toàn cao.

Chỉ Misko

Chỉ S-soft

Là loại chỉ tự tiêu dùng trong thẩm mỹ, có tác dụng nâng cơ, xóa mỡ, hai bên má, định hình khuôn mặt ngay sau khi tiến hành cấy chỉ. Nhờ có cấu trúc 16 chóp kim cương hình nón, bám sâu vào da làm cho da săn chắc hơn.

Bên cạnh đó, chỉ S-soft cũng giúp sản sinh collagen, ngăn ngừa lão hóa da, giảm nếp nhăn hiệu quả.

Ứng dụng các loại chỉ sinh học

Sử dụng chỉ sinh học khâu vết thương hở

Có thể thấy, chỉ sinh học cũng được ứng dụng phổ biến với nhiều lĩnh vực khác nhau từ y khoa cho tới thẩm mỹ bởi ưu điểm vượt trội, tính an toàn cao. Đặc biệt, chỉ loại này có thời gian tiêu nhanh, không cần cắt chỉ, được sử dụng ưu tiên đối với các loại vết thương mô mềm ở vùng bụng, nối mao mạch, dây thần kinh, thậm chí là các vết thương ở tim.

Sử dụng trong nha khoa và tiểu phẫu

Chỉ sinh học được sử dụng nhiều trong các tiểu phẫu, nha khoa bởi ưu điểm hạn chế đau đớn cho bệnh nhân sau mỗi lần cắt chỉ. Đặc biệt, trong nha khoa, chỉ tự tiêu được dùng để khâu các vết mổ sau khi cấy ghép răng.

Sử dụng trong thẩm mỹ

Không chỉ được ứng dụng với các vết thương y khoa, chỉ sinh học được cái tiến thành nhiều loại như trên và ứng dụng vào nhiều loại thẩm mỹ khác nhau như: nâng cơ mặt, nâng mũi, định hình tạo dáng khuôn mặt, trẻ hóa làn da xóa thâm – bọng mắt,…

Chỉ sinh học ứng dụng trong phãu thuật thẩm mỹ

Ngoài ra, các loại chỉ này còn được sử dụng để chỉnh sửa vóc dáng cơ thể từ dáng lưng gồ, bắp chân thô to,…

Với ưu điểm thích ứng nhanh, độ an toàn cao, hạn chế phẫu thuật xâm lấn, không cần cắt chỉ sau phẫu thuật và tính thẩm mỹ cao, chỉ sinh học ngày càng được ứng dụng phổ biến hơn trong y khoa và thẩm mỹ. Giá thành cũng tương đối phải chăng, phù hợp với thu nhập trung bình của người Việt.

Tuy nhiên, việc sử dụng loại chỉ sinh học nào cho mục đích gì, cũng như tính hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ thực hiện và công nghệ hỗ trợ. Bởi vậy, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng, bạn nên tới những cơ sở uy tín, có độ an toàn cao để thực hiện nhé!