Web Server là gì? Cơ chế vận hành ra sao? Các loại Web Server được sử dụng thông dụng nhất? Tất cả câu hỏi trên sẽ được Bachkhoa Npower tổng hợp và giải đáp giúp các bạn đầy đủ trong bài viết dưới đây. Theo dõi ngay để tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này nhé!

Web Server là gì?

web server là gì
Tìm hiểu Web Server là gì?

Web server hay còn gọi là máy chủ lưu trữ có dung lượng lớn trong đó được kết nối và liên kết mạng máy tính mở rộng. Web server được cài đặt các chương trình nhằm phục vụ ứng dụng web, chứa toàn bộ dữ liệu và nắm quyền quản lý. Web server có thể lấy thông tin request từ phía trình duyệt web và gửi phần hồi tới máy khách thông qua giao thức HTTP hoặc các giao thức khác.

Web server có thể được xem là phần cứng hoặc phần mềm cũng có thể bao gồm cả hai:

  • Phần cứng: Web server là một máy tính lưu trữ các file ảnh, tài liệu HTML, CSS, file JavaScript của một trang web và chuyển chúng tới thiết bị của End-user. Máy chủ được kết nối internet và truy cập thông qua một tên miền chẳng hạn Mozilla.org.
  • Phần mềm: Web server bao gồm một số thành phần điều khiển người dùng truy cập đến file lưu trữ trên một máy chủ HTTP. Máy chủ HTTP được hiểu là một phần mềm có khả năng hiểu được các địa chỉ website (URL) và giao thức trình duyệt sử dụng để xem các trang web (HTTP).

Bất cứ thời điểm nào một trình duyệt cần đến file được lưu trữ trên máy chủ, trình duyệt gửi yêu cầu file đó thông qua HTTP. Khi request tới đúng máy chủ (phần cứng), HTTP (phần mềm) sẽ gửi tài liệu được yêu cầu trở lại thông qua giao thức HTTP.

Cách thức Web Server hoạt động

tính năng của web server

  • Trình duyệt phân giải tên miền thành địa chỉ IP: Trình duyệt web của bạn đầu tiên cần phải xác định được địa chỉ IP nào mà tên miền trỏ về. Nếu thông tin này không được lưu trữ sẵn trong bộ nhớ cache, trình duyệt sẽ request thông tin từ một hoặc nhiều máy chủ DNS (thông qua internet). Lúc này máy chủ DNS sẽ cho trình duyệt biết địa chỉ IP nào tên miền sẽ trỏ đến cũng là nơi đặt trang web. Lưu ý rằng địa chỉ IP sẽ được chỉ định khi trang web được tạo lần đầu trên web server.
  • Trình duyệt yêu cầu URL đầy đủ: Sau khi phân giải tên miền thành địa chỉ IP, trình duyệt web đã biết địa chỉ IP của trang web và có thể yêu cầu URL đầy đủ từ web server.
  • Máy chủ lưu trữ gửi client cho trang được yêu cầu: Máy chủ web sẽ phản hồi bằng cách gửi lại trang được yêu cầu. Nếu trang không tồn tại hoặc có lỗi khác xảy ra, web server sẽ gửi lại thông báo lỗi thích hợp.
  • Trình duyệt hiển thị trang web: Trình duyệt web của bạn nhận được các tập tin html css (nhiều file khác) và hiển thị trang theo yêu cầu. Khi nói đến các trình duyệt web và web server hoạt động theo cách này, ta cũng có thể hiểu theo các khái niệm máy khách (trình duyệt web) và máy chủ (web server).

Cách bảo vệ Web Server hiệu quả

các loại webserver

Để Web Server hoạt động có thể an toàn hơn thì cần nâng cao hơn tính bảo mật xung quanh nó. Sau đây là 5 cách giúp bảo vệ máy chủ Web lưu trữ của bạn hiệu quả:

  • Reverse proxy có khả năng giúp ẩn máy chủ nội bộ và làm cầu nối cho lưu lượng truy cập từ máy chủ nội bộ.
  • Hạn chế quyền truy cập của máy chủ web trên máy cơ sở hạ tầng hoặc sử dụng SSH.
  • Luôn đảm bảo Web Server của bạn được nâng cấp để ngăn chặn các cuộc tấn công bảo mật.
  • Giám sát mạng tránh xảy ra các hoạt động trái phép.
  • Sử dụng tường lửa và SSL hỗ trợ giám sát lưu lượng HTTP an toàn hơn.

Những lưu ý khi tự dựng web server

Nếu bạn vẫn chọn cách tự dựng một Web Server ngay trên máy tính của mình, bạn sẽ cần phải đáp ứng được ít nhất hai yêu cầu như sau:

  • Máy tính phải đảm bảo cấu hình cao, dung lượng lưu trữ lớn và có khả năng đáp ứng một lượng khổng lồ người dùng truy cập trong cùng một thời điểm.
  • Cần phải đảm bảo được việc hoạt động liên tục không ngừng nghỉ của máy tính. Vì trên mạng internet, người dùng sẽ liên tục tìm kiếm thông tin và truy cập website trên khắp thế giới và bạn sẽ phải đảm bảo được rằng khách truy cập có thể vào trang web của bạn bất cứ thời điểm nào.

Như bạn đã thấy thì việc tự dựng web server đòi hỏi nhiều yêu cầu. Nếu bạn không có đủ nguồn lực và tài nguyên thì điều này thật không dễ dàng. Vì lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp chúng tôi chân thành khuyên bạn nên tìm đến những đơn vị cho thuê Server uy tìn trên thị trường. Tại Việt Nam có khá nhiều công ty cung cấp máy chủ chuyên nghiệp, giá thành cũng rất phải chăng nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của họ. Đây chính là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn.

Một số loại web server thông dụng, phổ biến hiện nay

Apache HTTP server

Apache HTTP server là web server được sử dụng phổ biến nhất thế giới, được phát triển và duy trì bởi một cộng đồng mã nguồn mở dưới sự bảo trợ của Apache Software Foundation. Apache HTTP server được phát hành với giấy phép Apache License là được sử dụng tự do, miễn phí.

Tính đến tháng 8 năm 2018, apache ước tính đã phục vụ cho hơn 54.2% các trang web đang hoạt động và 53.3% số máy chủ hàng đầu. Apache server có khả năng chạy trên các hệ điều hành như windows, linux, unix, Mac OS ….

webserver apache

Nginx

Nginx hiện nay là một web server nhẹ, không chiếm quá nhiều tài nguyên của hệ thống. Ngoài ra, Nginx còn là một hệ thống reverse proxy mã nguồn mở và hoạt động khá là ổn định, cấu hình đơn giản, có hiệu suất cao.

Được phát triển bởi Igor Sesoev vào năm 2002 , NginX chủ yếu là để phục vụ cho trang web rambler.ru (website được truy cập nhiều thứ hai của nước Nga). Theo thống kê của Netcaft, trong một triệu trang web lớn nhất thế giới có 6.52% sử dụng Nginx.

Nginx là phần mềm mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí, được phát hành rộng rãi theo giấy phép BSD. Nginx được phát triển bằng ngôn ngữ lập trình C và khởi chạy được trên các hệ điều hành như Linux, FreeBSD, Windows, MacOS…

Ngoài ra, Webserver này còn có các chức năng cơ bản như chứng thực người dùng, virtual hosting, hỗ trợ CGI, FCGI, SCGI, WCGI, SSI, ISAPI, HTTPS, Ipv6, …

Internet Information Services (IIS)

IIS

IIS được phát triển bởi Microsoft, sản phẩm này được tích hợp cùng với hệ điều hành Windows Server. Trong IIS cung cấp nhiều dịch vụ như: dịch vụ Web Server, dịch vụ FTP Server. Tính đến thời điểm tháng 5 năm 2015 thì thì số lượng website sử dụng máy chủ IIS gần 248 triệu website.

Tất cả các tính năng của máy chủ web được quản lý độc lập do đó chúng ta có thể dễ dàng thêm, loại bỏ hoặc thay thế các chức năng của web server.

Nhờ được tích hợp nền tảng ASP.NET, IIS có thể sử dụng toàn bộ sức mạnh của nền tảng này. Module ASP.NET hỗ trợ cho máy chủ phát triển nhanh chóng nhờ vào giao diện quen thuộc và các dịch vụ ứng dụng của ASP.NET.

Apache Tomcat

Apache Tomcat là một web server được phát triển bởi Apache Software Foundation. Tomcat thực thi những ứng dụng Java Servlet và JavaServer Pages (JSP). Tomcat cung cấp một máy chủ HTTP cho ngôn ngữ lập trình Java thuần túy.

Apache Tomcat hoạt động khá  ổn định và bao gồm tất cả các tính năng của một ứng dụng web thương mại và phân phối kèm theo giấy phép mã nguồn mở của Apache. Bên cạnh đó, Web server này cũng cung cấp một số tính năng bổ sung như tomcat manager application, specialized realm implementation và tomcat valves.

Những phiên bản của Apache Tomcat trùng với phiên bản và đặc điểm kỹ thuật của Servlet Java hoặc Java Servlet API. Apache Tomcat cũng hỗ trợ những hệ điều hành phổ biến như windows, linux, Mac OS, BSD,…

Lighttpd

lighttpd

Lighttpd là một phần mềm mã nguồn mở, an toàn và linh hoạt, hoàn toàn miễn phí và được phân phối theo giấy phép BSD. Lighttpd được phát triển bởi Jan Kneschke. Lighttpd chiếm cực ít tài nguyên, bộ nhớ thấp, CPU nhỏ. Lighttpd cũng  được phát triển bằng ngôn ngữ lập trình C và khởi chạy trên các hệ điều hành Linux, Windows, Mac OS,…

Qua bài viết, Bach Khoa Npower hy vọng rằng bạn đã có thêm được nhiều kiến thức mới về Web Server, hiểu hơn về Web Server là gì cũng như một số cách để bảo vệ máy chủ lưu trữ của mình trên không gian mạng Internet. Chúc bạn sớm trở thành “bậc thầy” trong việc phát triển website!