Vài năm trở lại đây giá ớt tăng cao, ớt sừng lại khá được thị trường ưa chuộng nhờ tạo hình đẹp, người dân trồng thu lại lợi nhuận cao. Kỹ thuật trồng ớt sừng cũng khá đơn giản, hầu như không cần phải chăm sóc quá phức tạp hay mất thời gian nhưng cây vẫn phát triển mạnh mẽ và cho quả rất sai. Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để khám phá các kỹ thuật trồng ớt sừng hiệu quả 2022.
Giá trị của ớt sừng
Trên khắp thế giới, ớt là một loại gia vị phổ biến được nhiều người sử dụng, đặc biệt là giống cây ớt sừng.
Ớt sừng trồng bên trong chậu được nhiều người lựa chọn để làm giống như một loại cây cảnh ở bên trong nhà mình bởi vì cây ớt sừng có nhiều màu sắc khác nhau: trắng, đỏ, cam, vàng, xanh, tím… tùy vào từng giống cây.
Quả ớt được sử dụng để làm gia vị, thực phẩm bởi vì thịt bên trong của chúng chứa nhiều vitamin A, vitamin C gấp 5 đến 10 lần hai loại sinh tố này có ở bên trong củ cà rốt và trái cà chua.
Từ các nhu cầu cao của thị trường, mà diện tích đất trồng ớt đang ngày càng gia tăng rất nhiều hiện nay. Trồng ớt sừng giúp cho thu nhập tăng cao và năng suất cũng khá cao – đặc biệt là cây ớt sừng.
Tuy là chi phí đầu tư để trồng ớt sừng cao hơn những loại khác nhưng lợi nhuận mà người tồng thu lại được xứng đáng hơn. Bên cạnh năng suất của nó cao thì nhu cầu thị trường và tỉ lệ mắc phải bệnh ở cây ớt sừng cũng thấp hơn nhiều so với những nông sản khác.
Với các đặc tính nổi bật của cây ớt sừng nêu trên thì chắc hẳn bạn đã hào hứng để mà tìm hiểu kỹ thuật trồng ớt sừng rồi đúng không nào? Các bạn hãy đọc kỹ những thông tin mà chúng tôi chia sẻ để có thể thực hiện cách trồng ớt sừng hiệu quả nhất nhé.
Kỹ thuật trồng ớt sừng
Thời vụ trồng
Có thể tiến hành trồng ớt sừng trong suốt quanh năm. Phụ thuộc vào từng vùng miền mà thời gian xuống giống có khách biệt đôi chút.
Chuẩn bị trước khi trồng ớt sừng
Đất trồng tốt sẽ giúp đảm bảo được sự sinh trưởng, phát triển của cây, vì thế nó rất quan trọng trong kỹ thuật trồng ớt sừng.
Yêu cầu đối với đất trồng ớt sừng:
- Phải chọn đất ở những nơi quang đãng, có nhiều ánh sáng, trước đó 2 đến 3 vụ không nên trồng những loại cây họ Cà như: cà tím, cà chua, trồng ớt…
- Tiến hành dọn đất thật sạch sẽ, cuốc lên đó một lớp sâu khoảng 2 đến 3 tấc (càng sâu càng tốt bởi vì rễ ớt ăn sâu trong đất tới 70 đến 80 cm).
- Xáo làm cho đất nhỏ lại, nhặt sạch cỏ dại và lên liếp để trồng ớt. Mỗi liếp có độ rộng khoảng chừng 1 đến 1,2m, chiều dài tùy ý, cao 15 đến 20cm (về mùa mưa hay là ở những nơi đất thấp nên làm liếp cao 50 đến 60 cm để tránh tình trạng bị ngập úng).
- Khoảng cách giữa hai liếp có rãnh rộng khoảng 30cm. Khoảng cách trồng ớt sừng là từ 50 đến 80cm (25.000 cây/ha).
Kỹ thuật trồng ớt sừng
Vì hạt giống của giống cây này rất nhỏ nên kỹ thuật trồng ớt sừng nhất thiết phải qua công đoạn vườn ươm để mà sản xuất cây con. Sức khỏe của cây con đóng một vai trò rất quan trọng trong sự sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất.
Nếu có thể thực hiện được việc gieo ươm tập trung, với tay nghề thành thạo sẽ giúp tạo ra cây con khỏe, đồng đều, ít bị nhiễm sâu bệnh và giá thành giảm (lượng giống sử dụng: từ 150 đến 200 gr/ha).
- Vườn ươm
Cần chọn lựa nơi đất trồng ớt sừng cao ráo, thông thoáng, không bị che rợp. Liếp gieo rộng tới khoảng 0,8 đến 1m, chiều cao khoảng từ 20 đến 30cm (tùy thuộc vào mùa vụ và chân đất).
Đặt vỉ gieo hay là bầu gieo lên liếp. Mặt liếp phải san bằng phẳng để tránh trường hợp liếp bị đọng nước, cây hưởng bởi ánh nắng, nước tưới và mức độ dinh dưỡng cho cây đồng đều.
- Đất gieo
Trộn hỗn hợp đất và phân trấu theo tỉ lệ là 1 đất + 1 phân chuồng hoai mục + 0,5 tro trấu (nếu như có) thành một hỗn hợp đất. Cho đất vào bầu hay là vỉ gieo.
Hạt giống được áo bằng thuốc trừ bệnh như là Hạt vàng, Coc 85, Metyl MZ, Benlate, Ridomil hoặc Rovral, trộn theo tỉ lệ 1gr hạt ở trong 1ml dung dịch thuốc (1gr thuốc + 400ml nước).
Sau đấy, tiến hành gieo hạt vào vỉ gieo hoặc bầu. Hạt gieo bên trong đất sâu khoảng 0,5 tới 0,7cm. Sau khi tiến hành việc gieo trồng, bạn cần phải phủ lưới hoặc rơm để bảo vệ hạt.
Rải Diaphos 10H, Basudin, Sagosuper 3G để có thể loại bỏ và ngăn ngừa kiến và tưới nước ngay sau khi gieo, sau đó thường xuyên tưới nước giữ ẩm hằng ngày. Cho tới khi nào hạt nảy mầm, cần phải nhanh chóng gỡ bỏ lưới hoặc rơm để cây cứng cáp, khỏe mạnh.
- Tỉa định hình cây
Cần thực hiện từ 2 đến 3 lần trong suốt thời kỳ vườn ươm, cắt tỉa những bầu có 2 cây, dặm sang chỗ khác. Vào các lần sau: Tỉa bỏ cây ớt sừng yếu, các cây dị hình, dời bầu gieo xa hơn cho cây khỏe mạnh, cứng cáp, kết hợp cùng với việc nhổ cỏ, bón thúc thêm nếu cây yếu.
- Rèn cây
Trước thời gian cấy khoảng từ 5 đến 7 ngày, giảm lượng nước cho cây từ từ, trước khi cấy 2 đến 3 ngày thì nên ngừng hẳn việc tưới nước (quay lại việc tưới nếu như thấy cây có biểu hiện héo) để rễ phát triển, cây cứng lại thì giai đoạn cấy cây có khả năng sống sót cao hơn.
Trước khi cấy khoảng 2 tới 3 giờ, cần tưới thật với lượng nước thật nhiều để cho cây hút no nước, chờ cho ráo nước rồi tiến hành chuyển cây ra ruộng để thực hiện cấy.
Thời điểm cấy cây thích hợp nhất là lúc chiều mát, cẩn thận tránh để làm vỡ bầu, dùng tay ấn chặt gốc và tưới nước ngay sau khi tiến hành cấy giúp cây không mất sức. Khi cây ớt sừng con đạt khoảng 5 tới 6 lá thật ( trong khoảng 25 đến 30 ngày) có thể đem cấy.
Kỹ thuật chăm sóc ớt sừng
Cách tưới nước
Đảm bảo cho lượng nước cung cấp cho cây phải đầy đủ để cây có thể sinh trưởng, giữ ẩm thường xuyên, tránh gặp tình trạng quá khô hoặc quá ướt.
Phòng chống sâu bệnh cho ớt sừng
Để giảm thiểu và phòng chống các loại sâu bệnh cho cây ớt sừng, ngoài việc chăm sóc thật tốt bạn cần hiểu rõ các phương pháp phòng chống các bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất ớt. Bạn có thể chọn các phương pháp truyền thống để ngăn bệnh cho cây như sử dụng các sản phẩm hóa học thì để có thể đảm bảo hơn về tính an toàn thì các vật liệu lưới chống côn trùng là sự lựa chọn tối ưu cho bạn. Với phương pháp này thì sẽ ngăn chặn được các loại côn trùng tiếp cận với cây ớt sừng và giúp cây có năng suất tối đa hơn.
*Lưu ý: Với nhu cầu trồng rau sạch đang rất phát triển hiện nay, rất nhiều các sản phẩm nông nghiệp được làm giả và tung ra thị trường. Vì vậy để đảm bảo quá trình sinh trưởng của cây được tốt nhất, bạn cần tìm hiều thật kỹ về các công ty cung cấp lưới để mua được những sản phẩm chính hãng.
Cách bón phân
- Thực hiện bón lót khi mà làm đất (ha) thành phần gồm 30 tấn phân chuồng hoai + 1.500kg vôi (để ớt ra được nhiều trái)+ 200kg 20-20-15, màng phủ nông nghiệp nếu như có.
- Bón thúc: Chia đều số lượng phân NPK còn lại (800kg) thành 4 đến 6 lần, giữa các lần bón thúc hay thu hoạch nên phun thêm vào phân bón lá như Yogen, Miracle – Gro… Khi trái tiến vào giai đoạn lớn, phun định kỳ CaCl2 0,4% trên trái với tần suất là ½ tháng/lần
Tỉa nhánh – trái
Khi trồng ớt sừng được khoảng 20 đến 25 ngày, thực hiện tỉa bỏ những nhánh gốc dưới cháng ba của cây, để cho cây ra hoa tập trung, dễ dàng chăm sóc, tạo được sự thông thoáng cho ruộng, ít sâu bệnh.
Cắm chà
Cây ớt sai quả, mang đến nhiều trái, khi gặp phải gió mạnh dễ đổ ngã, vì thế cần thiết kế giàn để chống đỡ cây, có thể chống cây để cho cây dựa vào, tốt nhất là 1 cây chà/1 cây ớt sừng, có thể từ 3 tới 4 cây ớt cắm 1 cây chà.
Sau đó, hãy sử dụng dây nilon đen căng thật thẳng theo hàng cây chà đã cắm, căng ra thành nhiều tầng, tầng dưới cùng ngay bên dưới điểm phân cành, buộc dây vào thân ớt để có thể giúp cây có thể đứng vững, không bị đổ ngã khi gặp những tác nhân như gió hay những yếu tố bên ngoài khác.
Thu hoạch ớt sừng
Bước vào giai đoạn thu hoạch chính là bước cuối của kỹ thuật trồng ớt sừng rồi, chắc hẳn ai cũng đang mong chờ tới thời điểm này nhất đúng không nào.
Bắt đầu vào vụ thu hoạch khoảng 105 ngày sau khi tiến hành cách trồng ớt sừng. Trái còn non thì có màu trắng, xanh hơi ngả sang màu vàng nhạt, khi trái chuyển sang màu vàng (trái già) và một phần trái hơi màu cam là ta có thể tiến hành thu hoạch.
Hi vọng với kỹ thuật trồng ớt sừng mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp ích cho bà con nông dân. Chúc các chị em thành công!