Nếu bạn là một người thường xuyên cập nhật những xu hướng công nghệ mới, chắc hẳn bạn sẽ rất quen thuộc với khái niệm Framework. Framework là một công cụ hỗ trợ các nhà lập trình trong việc tối ưu hóa chu trình phát triển phần mềm. Vậy Framework là gì? Đâu là những nền tảng Freamwork phổ biết hiện nay? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của chúng tôi!

Framework là gì?

Framework là gì? 

Framework là các đoạn code đã được viết sẵn, cấu tạo nên một bộ khung và các thư viện lập trình đã được đóng gói. Chúng cung cấp các tính năng có sẵn như mô hình, API và các yếu tố khác để tối giản cho việc phát triển các ứng dụng web trở nên phong phú, năng động. Các Framework giống như là chúng ta có khung nhà được làm sẵn nền móng, bạn chỉ việc vào xây dựng và sắp xếp nội thất theo ý mình.

Đặc điểm và tính năng của Framework là gì?

Framework mang lại vô vàn những tính năng khác nhau. Tùy theo loại Framework và cách người dùng cài đặt, công cụ này sẽ được trợ giúp ở đa dạng lĩnh vực. Tuy nhiên, có một vài tính năng nổi bật mà bạn nên biết rõ nếu muốn nắm chắc Framework là gì.

  • Libraries: Giống như tên gọi của nó, Libraries là một thư viện của mã code. Những mã code được viết sẵn ở đây có thể được lấy từ nhiều nguồn miễn phí hoặc có trả phí khác nhau mà Framework đề cử. Bạn cũng có thể tự viết ra mã code và lưu lại hoặc up lên cộng đồng chung. Người dùng có thể sử dụng tool hoặc là plugin để quản lý thư viện riêng của mình.
  • API: Là phương thức chung dùng để kết nối một ứng dụng chính với các ứng dụng khác. API sẽ chịu trách nhiệm biên dịch các tệp tin như văn bản, hình ảnh, âm thanh từ những ứng dụng khác nhau thành một dạng ngôn ngữ phổ biến như là JSON hay Java. API cho phép các ứng dụng từ những hệ điều hành hoặc ngôn ngữ khác nhau có thể được kết nối với nhau.

=> Xem thêm: Top 5 các API quan trọng cần thiết cho lập trình website

  • Scaffolding: Được thiết kế như một bộ khung các quy tắc để hướng dẫn người dùng truy cập vào hệ các cơ sở dữ liệu.
  • AJAX: Giúp cập nhật thông tin, Database tự động mà không cần phải load lại trang.
  • Security: Giúp bảo mật và xác thực được thông tin người dùng.
  • Compilers: Hỗ trợ hệ thống biên dịch từ mã code thông qua ngôn ngữ văn bản.

Ưu nhược điểm của Framework là gì?

Ưu nhược điểm của Framework là gì?

Ưu điểm khi sử dụng Framework

Rất dễ để nhận thấy, bất kỳ Website nào cũng cần phải có phần quản lý người dùng như đăng ký, đăng nhập, tích hợp các mạng xã hội, kết nối cơ sở dữ liệu,… Vì vậy, lợi ích lớn nhất khi sử dụng Framework chính là nó đã xây dựng sẵn được hệ thống với các tính năng chung này.

  • Thông qua việc sử dụng Framework, công việc lập trình web có thể tiết kiệm được thời gian một cách tối đa cũng như là tối ưu được năng lượng khi phát triển các ứng dụng.
  • Ngoài ra, sử dụng Framework còn giảm thiểu tối đa được thời gian và công sức phát triển ứng dụng.
  • Phần mềm còn cho phép ứng dụng kế thừa một cấu trúc được chuẩn hóa, đảm bảo trong vận hành và bảo trì sau này được thuận tiện và được dễ dàng hơn.
  • Cho phép người dùng được mở rộng tùy ý dựa trên những gì mà Framework đã cung cấp. Lập trình viên có thể mở rộng những tính năng bằng cách ghi đè có chọn lọc lên các lớp có sẵn hoặc viết thêm chức năng mới trên nền tảng Framework, miễn là bạn phải tuân thủ theo một số tiêu chuẩn nhất định.

Nhược điểm khi sử dụng Framework

Bên cạnh những lợi ích vừa được kể trên thì Framework vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Bạn sẽ phải đầu tư một quỹ thời gian khá dài để có thể học và làm chủ được một Framework.
  • Kích cỡ ứng dụng khi sử dụng Framework là rất lớn, một trang web có thể lên đến hàng vài trăm MB code khi chưa có bất cứ nội dung nào.
  • Cần phải viết code tuân thủ theo các tiêu chuẩn chung mà Framework đã đặt ra.
  • Không tương thích với các ứng dụng quá nhỏ, ví dụ bạn tạo ra một ứng dụng nhỏ hiển thị kết quả của World Cup 2018 chẳng hạn, việc áp dụng cả một Framework vào là không cần thiết, thay vào đó bạn tự mình viết code sẽ nhanh hơn.

Những nền tảng Framework phổ biến hiện nay

Ruby On Rails

Ruby On Rails - Nền tảng Framework phổ biến

Đây chính là một web Framework mạnh mẽ được ra mắt vào năm 2015 bới David Heinemeier Hansson. Các Website sử dụng Ruby on Rails đó là CookPad, Retty, Wantedly… Ưu điểm nổi bật:

  • Ngôn ngữ lập trình khá đơn giản và dễ học.
  • Cung cấp một cấu trúc chuẩn cho ứng dụng Website.
  • Chất lượng của các phần mềm hỗ trợ Ruby code cao hơn so với một số loại ngôn ngữ khác.
  • Framework Ruby on Rails được họa chỉnh với các định nghĩa hàm thông minh. Sử dụng tương đối ít lệnh code hơn so với các loại Framework khác.
  • Tốc độ tạo ra Prototype là khá nhanh.
  • Ít tốn chi phí trong việc bảo trì/sửa chữa.

Angular JS

Angular là một Framework mã nguồn mở, các lập trình viên dễ dàng xây dựng các ứng dụng trên Website. Angular giải quyết các thách thức phát triển ứng dụng bằng việc kết hợp các công cụ đầu cuối, hàm và viết mã nhanh. Các nhà phát triển để xây dựng các ứng dụng trên Website, di động và máy tính để bàn.

Có thể kể đến một số Website nổi tiếng được làm bằng công nghệ Angular như là: Netflix, Paypal, Upwork, Youtube, Django.

Bootstrap

Bootstrap là Framework Design Web có nền tảng cấu trúc là CSS/Javascript. Và Framework này được phát triển bởi Twitter. Điều tuyệt vời khi sử dụng Bootstrap đó chính là giao diện web design tạo ra có thể tương thích với nhiều kích thước màn hình khác nhau, từ PC, laptop cho đến tablet, điện thoại thông minh,…

Template của Framework này rất phong phú với nhiều sự lựa chọn miễn phí và có trả phí. Do đó, dù không giỏi về thiết kế thì bạn vẫn có thể tạo được một giao diện đẹp mắt một cách dễ dàng với Bootstrap.

Spring

Spring là một Framework mã nguồn mở có chứa Inversion of control

Spring là một Framework mã nguồn mở có chứa Inversion of control (IoC) – đảo ngược điều khiển được dùng cho nền tảng Java. Các tính năng chính của Framework này có thể được áp dụng cho bất kỳ ứng dụng nào của Java. Tuy nhiên, có nhiều phiên bản mở rộng của Spring phát triển trên nền tảng Java EE cũng được dùng cho việc xây dựng ứng dụng Website. Hiện nay, Spring Framework đang ngày càng trở nên phổ biến đối với cộng đồng lập trình viên Java như một giải pháp song hành/thay thế hoặc bổ sung cho mô hình Enterprise JavaBeans (EJB).

Cake PHP

CakePHP là một cái tên khá là quen thuộc. CakePHP không được mạnh mẽ như các Framework khác, tuy nhiên chính nhờ vào sự nhỏ gọn lại mang đến ưu điểm nổi bật nhất cho nó. CakePHP thích hợp để sử dụng cho những Website nhỏ, đơn giản. Nó đã góp phần tạo nên rất nhiều trang chủ chính thức của những hãng tên tuổi trên thế giới như là Hyundai, BMW.

Laravel

Được tạo ra bởi Taylor Otwell, đây là một Website Framework dựa trên PHP với cú pháp rõ ràng, mạch lạc. Ưu điểm nổi bật:

  • Mã nguồn mở
  • Tuân theo mẫu thiết kế mô hình ba lớp Model-View-Controller dễ hiểu
  • Sử dụng những tính năng mới nhất của PHP
  • Tất cả các phiên bản của Laravel được phát hành cùng với các tài liệu thích hợp
  • Hỗ trợ các Cache Backend như Memcached và Redis
  • Và là công cụ tích hợp cho dòng lệnh – Artisan

=> Xem thêm: Top 10 Framework PHP tốt nhất cho các lập trình viên

Apache Spark

Apache Spark chính là một Framework xử lý phân tán dữ liệu mã nguồn mở được sử dụng trên quy mô lớn và cung cấp những API cho Java, Scala, Python và R. Bằng cách sử dụng bộ nhớ đệm, quyền truy vấn và những mã để thực hiện nhiều công việc như là phân tích nhanh dữ liệu, xử lý quy mô, truy vấn tương tác hay xử lý đồ hoạ.

Xamarin

Xamarin chính là một nền tảng phát triển ứng dụng mã nguồn mở miễn phí

Xamarin chính là một nền tảng phát triển ứng dụng mã nguồn mở miễn phí để xây dựng các ứng dụng Android, iOS với .NET và C#. Xamarin sử dụng các mẫu thiết kế MVC, cho phép phát triển UI ứng dụng bằng việc sử dụng model pattern. Bạn có thể xem được phần nào của ứng dụng sẽ sử dụng UI gốc cho từng nền tảng (iOS, Android, Mac và Windows).

Không cần tạo các API khác nhau cho Android và iOS vì Xamarin cho phép bạn sử dụng cùng một API để xây dựng ứng dụng trên nền tảng Android và iOS. Do đó, bạn sẽ nhận được những dòng code hiệu quả cùng với hiệu suất cao.

Với Xamarin, bạn có thể tích hợp nhiều SDK khác nhau bằng cách sử dụng những hệ điều hành khác nhau. Ngoài ra, do dùng chung codebase nên bạn có thể sử dụng nhiều lần, nói cách khác, giảm được một phần ba thời gian và công sức của bạn.

Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi Framework là gì. Đồng thời giới thiệu đến các bạn những nền tảng Freamwork phổ biến hiện nay để các bạn không phải mất thời gian tìm kiếm nền tảng phù hợp với nhu cầu của mình. Hy vọng bài viết đã đem lại nhiều điều bổ ích cho bạn.